Liệu "đặt cược" vào Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là một quyết định đúng đắn?
Tín hiệu tích cực.
Trong tờ trình số 1154/TTr-UBND vừa được gửi đi, dựa trên thông tin của tờ trình có thể thấy được một tín hiệu tích cực từ phía UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cao tốc Dầu Giây - Liên Khương trước năm 2025. Cụ thể là đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo hình thức PPP.
Sơ lược về dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Dự án có tổng chiều dài 67 km, chia thành hai giai đoạn xây dựng, trong đó giai đoạn 01 sẽ mở rộng quy mô 04 làn xe. Với vận tốc thiết kế là 80 km/h nằm ở giữa cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Hai đoạn còn lại là Dầu Giây - Tân Phú thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai với chiều dài 60km và Bảo Lộc - Liên Khương dài 73 km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Điều đặc biệt là Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc sẽ nằm giao thoa giữa tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai và trực thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Cơ cấu vốn của cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Giai đoạn I: Tổng ngân sách sẽ rơi vào 16.480 tỷ đồng, trong đó 4.500 tỷ đồng là từ ngân sách địa phương, 2.000 tỷ đồng là từ Trung ương hỗ trợ và phần còn lại sẽ do việc huy động bằng hai nguồn vốn khác là vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại.
Với cơ cấu vốn rõ ràng, cùng với việc UBND tỉnh đã luôn thúc đẩy phía Chỉnh phủ bằng các văn bản trình duyệt, trong tương lai tuyến cao tốc này sẽ là một điểm bùng nổ, giúp kích hoạt hai phân đoạn còn lại được đẩy nhanh tiến độ.
Thông tin về nhà đầu tư trong dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Hưng Thịnh, Nam Miền Trung,.. Đã hoàn thiện và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án thời gian đầu tháng 03/ 2021.
Ngân hàng Nam Á đã chuẩn bị hoàn tất hồ sơ phát hành trái phiếu, dự kiến trái phiếu phát hành có tổng giá trị lên đến 5.000 tỷ đồng. Đồng thời phía UBND tỉnh cũng đã ra quyết định về việc đấu giá quyền khai thác quỹ đất dọc tuyến Cao tốc.
Với mạng lưới đường Cao tốc Việt Nam định hướng đến 2030, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt có tổng chiều dài 208 km. Tổng quy mô 04 làn xe và lộ trình quy hoạch từ đèo Prenn đến TP. Đà Lạt khoảng 19 km (đã hoàn thành trước năm 2020). Đoạn từ Dầu Giây - Liên Khương (190km) sẽ hoàn thành trước 123 km từ năm 2020 - 2030 và phần còn lại là sau năm 2030.